Phần 1
Mở màn bằng sự kiện Bosch PID (Product Introduction Day) được tổ chức hoành tráng đầu năm 2015 tại Phuket Thailand. Tiếp đến, AIC trading cùng với Bosch đã tiến hành tổ chức giới thiệu thành công sản phẩm âm thanh của Bosch ngày 12.06.2015 tại khách sạn Sheraton Hà Nội và tới tại đây, ngày 24.07.2015 tại khách san Pullman thành phố HCM, AIC HCM và Bosch sẽ tổ chức buổi giới thiệu sản phẩm lần thứ 2 tại phía nam.
Các sự kiện PID này gắn liền với sự ra mắt dồn dập của của những sản phẩm công nghệ mới nhất của Bosch. Nổi bật là các sản phẩm âm thanh hội nghị không dây Dicentis và hệ thống hội thảo CCS 1000.
Kể từ buổi chính thức giới thiệu sản phẩm CCS 400 do AIC và đối tác Philips tổ chức năm 1995 tại Hội trường Ba Đình Hà Nội cho đến hôm nay, thời điểm ra mắt của sản phẩm hội nghị CCS 1000 là vừa đúng 20 năm. Có một sự trùng hợp thú vị, hai mươi năm là một chặng đường đáng nhớ, CCS chạm mốc 1000 cũng là một sự kiện ý nghĩa.
Hội thảo tại hội trường Ba Đình cách đây 20 năm
Vì vậy, làm một tổng kết nho nhỏ để nhìn lại chặng đường phát triển của âm thanh hội nghị. Đặc biệt là hệ thống hội nghị, hội thảo của Bosch và tầm ảnh hưởng rộng rãi của các các sản phẩm này trên thế giới cũng như ở Việt Nam là điều tác giả muốn trình bầy trong bài viết này.
Mặc dầu bỏ rất nhiều công tra cứu, tác giả vẫn chưa tìm được tài liệu chính xác về thời điểm ra đời của các thiết bị âm thanh hội nghị. Chỉ biết vào khoảng những năm 1870-1880 của thế kỷ 19, người ta đã ghi nhận những phát minh đầu tiên về điện thoại , loa, micro của Thomas Edison, Alexander Graham Bell, David Hughes … Sự phát triển không ngừng của kỹ thuật âm thanh điện tử đã góp phần chuyển biến lớn lao về tinh thần và vật chất, đời sống xã hội nhân loại. Nửa đầu thế kỷ 20 chưa có hệ thống âm thanh chuyên dụng cho hội nghị. Ta có thể nhận thấy điều đó qua các sự kiện lịch sử.
Tại hội nghị hòa bình Vecxai CH Pháp năm 1919. Các cường quốc họp lại bàn về phân chia quyền lợi sau Chiến tranh thế giới I
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại hội nghị hòa bình Versailles chấm dứt thế chiến I tháng 2 năm 1919
Rõ ràng ở đây chưa có âm thanh hội nghị chuyên dụng, các cụ toàn đứng nói chay.
Khorutsov với chiếc giầy
Tầm những năm 60 của thế kỷ trước, khi tổng bí thư Đảng CS Liên Xô Nikita Khrushov nổi cáu rút giầy đập lên bàn khi phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, vẫn chưa có hệ âm thanh hội nghị chuyên dụng. Tại sao vậy? vì nếu khi đó có âm thanh hội nghị thì chắc chắn ông ta đã đập trúng vào cái hộp đại biểu (delegate unit) và hiệu quả sẽ phải ghê gớm lắm. Vậy mà các bạn nhìn kỹ vào tấm ảnh đen trắng này, ở dưới tấm biển “Union of Soviet Socialist Republic” có thấy gì đâu ngoài chiếc giầy bên phải của ngài.
Phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại hội nghị Paris
Hội nghị Pari kết thúc chiến tranh tại Việt Nam năm 1973. Cũng chưa có hệ âm thanh hội nghị chuyên dụng. Mỗi trưởng đoàn bộ trưởng Nguyễn Duy Trinh có micro, 2 phó đoàn Nguyễn Cơ Thạch và Nguyễn Minh Vĩ không có gì.
…Vậy là đến tận đầu những năm 70 của thế kỷ 20 vẫn chưa có âm thanh hội nghị.
Mọi việc bắt đầu từ những năm cuối của thập kỷ 70. Thay vì sử dụng những micro và loa riêng lẻ. Người ta bắt đầu tổ hợp các Micro này thành các đơn vị (unit) hoạt động đồng bộ dưới sự điều khiển từ bên ngoài (Operator) hoặc từ chủ tọa (Chairman). Với sự phát triển của công nghệ, loa cũng được tích hợp vào các unit và từ đó hàng loạt sản phẩm phục vụ hội nghị được các tập đoàn điện tử hàng đầu thế giới: Philips (Bosch), Sony, Panasonic , GE cho đến những công ty nhỏ hơn Toa, Braeler, Televic, … phát triển nở rộ. Tạo ra những bước đột phá cho công nghệ tổ chức sự kiện từ đại hội đồng LHQ, các hội nghị quốc tế lớn cho đến Các nghị hội thảo khoa học cho phép quy mô cả ngàn người. Hệ âm thanh hội nghị thâm nhập vào hoạt động của QH, nghị viện, chính phủ, các trường đại học, viện nghiên cứu… với các công nghệ hiển thị mới, công nghệ thông tin và internet, điện toán đám mây. Vô số khả năng kết nối được hình thành cho phép thực hiện các hội nghị truyền hình, hội nghị từ xa trên cự ly toàn cầu. Từ đó các hệ thống âm thanh hội nghị có điều kiện áp dụng mạnh mẽ vào các cơ quan quản lý nhà nước, các siêu doanh nghiệp, các trung tâm điều hành, chỉ huy sản xuất và các sở chỉ huy quân sự…