18 Th4 2017

AIC dâng hương tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long

Sáng ngày 14.04.2017 vừa qua, Ban lãnh đạo cùng các CBNV Tập đoàn AIC đã có buổi dâng hương và tham quan tại Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội. Khác với những lần du xuân khác. Hoàng Thành là quần thể di tích lịch sử đặc biệt của kinh thành Thăng Long – Đông Kinh và Hà Nội, bắt đầu từ thời kì tiền Thăng Long qua thời Đinh – Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được dầy công xây dựng suốt 13 thế kỷ, là nơi đóng đô của 6 triều đại phong kiến với 52 đời vua cùng nhiều biến cố thăng trầm và trở thành di tích lịch sử và tâm linh quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.

1

Trong lịch sử, Hoàng thành Thăng Long trải qua khá nhiều thay đổi, nhưng trung tâm của Hoàng Thành, đặc biệt là Tử Cấm Thành thì gần như không thay đổi. Chỉ có kiến trúc bên trong là đã qua nhiều lần xây dựng, tu sửa.

Qua nhiều lần binh lửa kinh thành bị tàn phá tan hoang rồi lại được xây dựng lại. Cuối thế kỷ thứ 18 Nhà Nguyễn lấy Phú Xuân làm kinh thành. Năm 1831 Thăng Long bị vua Minh Mạng cho “xuống hạng” chuyển thành bắc thành (tỉnh Hà Nội). Năm 1848 vua Tự Đức cho tháo dỡ tất cả các cung điện chuyển vào Huế. Chỉgiữ lại Điện Kính Thiên và Hậu Lâu để dùng làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi Ngự giá Bắc thành.

Sau khi chiếm thành Hà nội năm 1873, người Pháp cho đập phá san bằng thành trì. Năm 1888 Người Pháp đổi Hà Nội thành thủ đô của Liên Bang Đông Dương (Bắc, Trung, Nam Kỳ và Lào, Campuchia). Thành Hà Nội bị phá đi hoàn toàn để lấy đất làm công sở và trại lính cho người Pháp ngoại trừ Bắc Môn, Đoan Môn, Điện Kính Thiên, Hậu Lâu và cột cờ. Những gì còn sót lại của thành Hà Nội đến hôm nay chỉ là di chỉ khảo cổ và phục dựng.

Một quần thể di tích rực rỡ như vậy mà mãi đến gần đây, sau gần 150 năm biến động dữ dội của lịch sử, lúc thì chìm trong hoang phế, khi thì trở thành căn cứ quân sự của Pháp. Sau năm 1954 lại được sử dụng làm nơi làm việc của Bộ tổng tham mưu QĐNDVN và Tổng hành dinh trong cuộc chống Mỹ cứu nước. Việc trùng tu xây dựng lại Hoàng Thành một cách có hệ thống mới chỉ bắt đầu nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, khi bộ Quốc phòng bàn giao lại cho thành phố mặt bằng di tích.

4

Điện Kính Thiên khi Pháp chiếm thành Hà Nội năm 1873

3
Lính Pháp hạ cờ chuẩn bị rút quân khỏi Hà Nội ngày 9 tháng 10 năm 1954

Điểm đến đầu tiên của đoàn là Đoan Môn (Cổng duy nhất vào Tử Cấm Thành, nơi chỉ dành cho vua, hoàng hậu cùng các cung tần mỹ nữ thời xưa). Đoan môn được bố cục ngũ quan gồm: cửa chính giữa dành riêng cho vua, hai bên có 4 cửa nhỏ hơn, dành cho các quan và hoàng tộc. Các cổng thành được xây theo kiểu vòm cuốn bằng một loại gạch đặc biệt nhìn như đá, gắn với nhau bằng hỗn hợp mật mía trộn vôi rất vững chắc. Loại gạch này đến nay các nhà khảo cổ học vẫn chưa thể khôi phục.

5

Đi theo lối vào của các quan đại thần, hoàng tộc

Điểm đến tiếp theo trong chuyến hành trình là lễ dâng hương tại điện Kính Thiên. Đây là di tích trung tâm, trong tổng thể các di tích của khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Điện Kính Thiên là cung điện quan trọng bậc nhất, nơi cử hành các nghi lễ cực kỳ long trọng của triều đình, đón tiếp sứ giả nước ngoài và là nơi thiết triều bàn những việc quốc gia đại sự.

Năm 1428, sau chiến thắng quân Minh, Lê Thái Tổ tiếp tục đóng đô tại Thăng Long, cho xây dựng sửa sang lại hoàng thành bị hư hại. Điện Kính Thiên được xây dựng trong thời kì này. Đến 1886, điện bị phá huỷ, hiện chỉ còn di tích thềm bậc và nền điện (trong khu Thành cổ Hà Nội ngày nay).

Mở đầu, đoàn AIC đã dâng hương tại điện thờ ngoài trời trên thềm điện Kính Thiên

6

Điện Kính Thiên

7
Ban lãnh đạo tập đoàn tiến hành dâng hương ngoài trời trước khi vào lễ

Sau đó lãnh đạo và anh chị em AIC đã dâng hương cầu cho Quốc Thái-Dân An, Doanh nghiệp-Hưng, Nhân viên-Thịnh tại Chính điện thờ 52 đời vua và Hoàng tộc của các triều đại Tiền Lê, Lý,Trần, Lê, Mạc.

8

Điện thờ  52 đời vua trị vì tại Hoàng Thành Thăng Long

9

Dâng hương trong điện thờ chính

Trở lại với con đường chính của khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, đoàn AIC tiếp tục tham quan khu di tích Hậu Lâu. Công trình này đã được sửa chữa và trùng tu khá nhiều lần nên đã không còn giống như dáng vẻ lúc đầu.

Nhà và hầm D67 nằm ở phía bắc nền điện Kính Thiên. Trước đây, nơi này là Sở chỉ huy (Tổng hành dinh) của quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh 1954 – 1975.

10

Khu làm việc và phòng họp Bộ chính trị và Quân ủy TW D67

11

Đường đến Hậu Lâu …đàn ông được đi trước

Đoàn tiếp tục thăm quan và thắp hương tại Hậu Lâu. Đây là nơi ở của Hoàng hậu và các hoàng phi, cung nữ nhưng xem ra mặc dầu đã mấy trăm năm trôi qua nhưng xem ra các vị này vẫn còn kỹ tính lắm: đàn ông được ưu tiên đi trước, phụ nữ thì đi sau còn các quý bà quý cô mặc váy điệu đà thì xin mời đi sau cùng.

12

Hậu Lâu được coi là hậu cung, nơi ở của Hoàng hậu, công chúa và cung nữ…
Vì thế mà Hậu Lâu còn được gọi là lầu Công Chúa.

Điểm dừng chân thứ 3 của đoàn là khu di tích khảo cổ học 18 Hoàng Diệu – Khu vực linh thiêng nhất Hoàng Thành. Những hiện vật ở đây là minh chứng cho sự tồn tại huy hoàng một thời của vùng đất rồng bay xuyên suốt những tháng năm lịch sử dân tộc Việt Nam.

13

Khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu

Trên nền đất khảo cổ là sự hiện diện của các hiện vật tượng trưng cho nền móng của cung đình xưa kia, đồng thời cũng cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự phát triển liên tục và tiếp nối nhau qua các triều đại lịch sử phong kiến.

14

Lễ tại điện thờ trong khu di tích khảo cổ

15

Có thể nói, trên thế giới ít có thủ đô của một nước mà trong lòng đất còn tồn tại cả một quần thể bề dày lịch sử nối tiếp và xếp chồng lên nhau như thủ đô nước ta. Ở khu khảo cổ này có vô vàn hiện thú vị về văn hóa lịch sử của Việt Nam.

16

Khu miếu linh thiêng trong Hoàng Thành

Kết thúc chuyến tham quan của đoàn quay lại Cổng Đoan Môn dâng hương kính lễ.

17

Chuyến đi mang đến cho toàn đoàn một cái nhìn khác về lịch sử cũng như kiến trúc xa xưa của ông cha ta. Đồng thời Ban lãnh đạo cùng ACE Tập đoàn thành tâm kính lễ cầu cho Tập đoàn một năm mới kinh doanh thành công và gặp nhiều may mắn.

18

PS:

Vào lúc 20 giờ 30 ngày 31/7/2010 theo giờ địa phương tại Brasil, tức 6 giờ 30 ngày 1/8/2010 theo giờ Việt Nam, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua nghị quyết công nhận khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là di sản văn hóa thế giới. Sự kiện này ghi nhận hững giá trị nổi bật toàn cầu của khu di sản này như: chiều dài lịch sử văn hóa suốt 13 thế kỷ, tính liên tục của di sản với tư cách là một trung tâm quyền lực là nơi đóng đô của 6 triều đại phong kiến với 52 đời vua và các tầng di tích di vật vô cùng đa dạng, phong phú.

Hồng Chi

Goto Top