22 Th1 2016

Không cứ đeo kiếm mới là là Samurai

Từ lâu thiên hạ đã tốn rất nhiều giấy mực để viết lách, khảo cứu  những đặc điểm về tính cách cũng như nền văn hóa độc đáo của đất nước con người Nhật Bản.

Nhân dịp đầu năm, PV tập đoàn xin giới thiệu với các bạn một đại diện của đất nước kỳ lạ này đang hàng ngày làm việc trong tập thể AIC chúng ta. Chỉ qua một con người bình thường, chúng  ta đã cảm nhận được rất nhiều về đất nước đã sinh ra họ. Đó là Mr. Suetsugu Nobuhiko, Tổng giám đốc công ty liên doanh AKB.

Trong tập đoàn, AKB là một thành viên đặc biệt. Khác với những đơn vị còn lại trong AIC về điều lệ, cơ cấu tổ chức, chế độ đãi ngộ. Chỉ có những dịp liên hoan cuối năm, thỉnh thoảng trong những dịp hè và trong những trận đá bóng nảy lửa dưới mầu cờ sắc áo AIC, ta mới có dịp tiếp xúc với các bạn đó.

Lần đầu tiên gặp “sama” Su. tại công ty AKB, PV tập đoàn đã nghĩ: ông này chả giống “Nhật bổn” tí nào cả. Lúc nào cũng tươi tỉnh, vui vẻ niềm nở, sởi lởi, hòa đồng, rất dễ bắt chuyện.  Người Nhật khi mới gặp thường lễ phép, khách sáo, lịch sự hơi quá thái và thận trọng từng câu chữ…Không cứ đeo kiếm mới là là Samurai

TGĐ công ty công nghiệp KUBO Shinya Takahashi sang thăm AKB ngày 21.10.2015 nhân dịp mới nhận chức

Từ biệt vợ và 2 con một trai , một gái tại quê nhà Nagasaki, anh Su. lên đường sang Việt nam nhận chức Tổng GĐ AKB đầu năm 2012. Bắt đầu một nhiệm vụ rất nặng nề và cũng là mở đầu một chu trình làm việc triền miên không biết mệt mỏi. Ngày ngày anh Su. có mặt ở văn phòng  trước mọi người vào buổi sáng và chiều tối là người tắt đèn về sau cùng. Hết ngày này tháng khác lủi thủi trong căn hộ, cơm niêu nước lọ như sinh viên. Phải tự giác gò mình vào một kỷ luật sắt, một sự phục tùng tổ chức vô biên kiểu Bushido mới có thể chấp nhận một cuộc sống như thế, nó diễn ra không phải ngày một ngày hai mà là lâu dài, nhiều năm tháng.

Để tránh phụ thuộc vào công việc từ Nhật gửi sang. Trong năm 2014-2015, anh Su. đã năng nổ chạy ngược chạy xuôi. Tìm kiếm hết bạn bè quan hệ ở Việt Nam cũng như tại Nhật. Đến gặp doanh nghiệp này, đàm phán với công ty khác. Thậm chí đầu năm 2015, anh còn đi theo đoàn các doanh nghiệp phần mềm VN (Vinasa) đi Nhật để xúc tiến tìm kiếm thị trường. Hàng năm anh chỉ về Nhật có mấy dịp: Tết Obon vào tháng 8, New Year, một hai lần kết hợp đi công tác, còn lại là những khi đặc biệt cần thiết. Trong thời gian từ 2012-2015, cụ thân sinh ra anh và cụ thân sinh ra vợ anh đều mất tại quê nhà, anh chỉ về rất ít ngày vì sợ ảnh hưởng đến công việc và cũng rất lạ lùng là vợ con ủng việc anh đi công tác lâu dài tại Việt nam, dường như đây là cốt cách của những người vợ Nhật.

Lần nào về Nhật anh cũng khuân hàng thùng “ Mì tôm” sang Việt nam để “tích cốc phòng cơ” làm kế lâu dài. Theo anh, “mì tôm”là thứ rất lợi hại. Đặc biệt là những dịp tết âm lịch ở Việt Nam “dài ơi là dài”. Mọi người về nhà, hàng quán đóng cửa hết. Công việc vẫn gõ cửa. Đêm 30 tết anh vẫn chiến đấu với “mì tôm”  bên bàn làm việc tại cơ quan đều đều…Không cứ đeo kiếm mới là là Samurai

Năm 2015, hết thời hạn làm việc kéo dài 3 năm tại Việt Nam. Anh Suetsugu đã xin ở lại một nhiệm kỳ 3 năm nữa. Anh chưa hài lòng với những gì làm được trong thời gian qua. Anh mong muốn khi rời Việt Nam, sẽ để lại sau lưng một công ty AKB cứng cáp, vững mạnh hơn bây giờ.

Đất nước nào cũng có người này, người nọ nhưng hầu hết những đồng nghiệp Nhật tôi có dịp quen biết và làm việc. Dường như ai đó cũng mang trong mình một chút hơi hướng Samurai. Cùng là dân Đông Á “mắt một mí ăn đũa” như nhau. Người Nhật có vẻ hơi bảo thủ, khó thích ứng với những nền văn hóa khác như người Tầu, người Hàn. Nhưng người Nhật không có thói quen chụp giật và không bao giờ bỏ cuộc. Làm gì cũng cố hết sức lực, quyết liệt đi đến tận cùng.

Tôi có hỏi chị Huyền, phiên dịch tiếng Nhật của AKB có chồng Nhật : Người Nhật ai cũng thế à, ông xã em có thế không ?

– Hình như là như thế, cứ y như được đúc từ cùng 1 khuôn !

Goto Top